Tăng huyết áp là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống hiện đại. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Suy thận, đau tim, đột quỵ… Làm gì khi tăng huyết áp là câu hỏi được đặt ra trong lúc này. Nếu gia đình bạn có người hay bị tăng huyết áp đột ngột, hãy tham khảo ngay để biết hướng xử lý và chăm sóc sức khỏe cho họ tốt nhất nhé!
Tăng huyết áp (đột ngột) nguyên nhân do đâu?
Trước khi tìm hiểu làm gì khi tăng huyết áp, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây nên tình trạng này để dễ dàng phòng tránh. Không hẳn chỉ có người bệnh cao huyết áp mới bị tăng huyết áp. Trong rất nhiều trường hợp khác, tình trạng tăng huyết áp có thể xảy ra là tiềm ẩn một số bệnh liên quan.
Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng huyết áp đột ngột tăng cao (có thể lên đến 200 mmHg) xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như:
- Sử dụng một số loại thuốc có tác động đến chỉ số huyết áp làm huyết áp tăng cao như: Ibuprofen, aspirin, thuốc kháng viêm có corticoid…Hoặc một số loại thuốc kết hợp cùng nhau.
- Hút thuốc lá gây tổn thương và giảm tính đàn hồi của thành mạch gây tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột.
- Chế độ ăn uống kém khoa học, ăn nhiều chất béo, nhiều muối…gây xơ vữa, tắc nghẽn mạch máu làm tăng huyết áp.
- Một số nguyên nhân khác như: Căng thẳng, chấn thương, khối u, nội tiết tố mất cân bằng, lạm dụng chấ kích thích…
Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị tăng huyết áp
Trước khi định hình phải làm gì khi tăng huyết áp, bạn cũng cần nhận biết các triệu chứng của tăng huyết áp (chỉ số huyết áp trên mức 120/80mmHg):
- Đột nhiên rất đau đầu;
- Tình trạng hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày;
- Thị lực, tầm nhìn suy giảm;
- Khó giữ thăng bằng ở các tư thế;
- Có cơn khó thở, tức ngực;
- Một số trường hợp sẽ bị tê liệt chức năng cảm giác;
- Mất khả năng vận động ở tay, chân hoặc một nửa bên cơ thể;
- Nghiêm trọng hơn là tình trạng xuất huyết não, co giật, tinh thần thay đổi, hôn mê…
Phải làm gì khi tăng huyết áp?
Khi bị tăng huyết áp đột ngột, để tránh tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn. Người bệnh đang ý thức được vấn đề của mình có thể nằm yên tại chổ ở nơi thoáng mát, yên tĩnh. Sau đó nhờ sự hỗ trợ của người thân để nhờ hỗ trợ từ nhân viên y tế gần nhất. Tuyệt đối không tự ý điều trị theo các hướng như dùng thuốc hay cạo gió…
Nếu gặp người bị tăng huyết áp cần xác định lại thông qua các dấu hiệu trên. Sau đó có thể nhờ sự hỗ trợ y tế bằng cách gọi xe cứu thương hoặc liên hệ nhân viên y tế tới tận nhà. Bởi người bình thường không có nghiệp vụ y tế sẽ không thể xử lý được.
Các cơ sở y tế sẽ dựa vào tình trạng sức khoẻ người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị huyết áp cao. Trường hợp khẩn cấp bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào tĩnh mạch và nhiều thao tác khác để điều hòa huyết áp.
Huyết áp cao nên ăn gì?
Ngoài cấp cứu kịp thời làm gì khi tăng huyết áp ở trên, khi điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Việc ăn uống bừa bãi rất dễ khiến tình trạng tăng huyết áp khó kiểm soát. Sau đây là những loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp:
-
Cẩn đảm bảo lượng chất đạm từ 0,8g đến 1g protein/ kg cân nặng;
- Lượng chất béo (dầu thực vật) từ 25 đến 30 g/kg cân nặng. Các loại dầu nên dùng là dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu mè dầu ô liu, dầu hướng dương…
- Lượng chất bột đường chỉ từ 300 đến 320g/kg cân nặng.
- Lượng gia vị như muối ăn/bột ngọt/bột nêm/nước tương/nước mắm tối đa 6g.
- Nên ăn nhiều chất xơ với liều lượng khoảng 500g mỗi ngày có trong rau củ;
- Ăn uống khoa học với chế độ ăn có cá, thịt nạc, rau xanh nhiều, các loại đậu và củ, dầu thực vật, nấm… Nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, kali, magie…
Trên đây là những thông tin hữu ích để chăm sóc cho người bị cao huyết áp Đức Mark chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đã biết cách xử trí làm gì khi tăng huyết áp trong trường hợp trên.