Hầu hết mọi người mất khoảng 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày và những sợi tóc này sẽ được thay thế, mọc lại trong cùng một nang tóc. Lượng rụng tóc này là hoàn toàn bình thường và bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu lượng tóc bị rụng đi nhiều hơn thế, có thể cơ thể bạn có điều gì đó không ổn. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết ngay những cách trị rụng tóc tuổi dậy thì hiệu quả.
Rụng tóc tuổi dậy thì là gì?
Rụng tóc ở tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 11 – 17 tuổi. Bình thường, tóc của chúng ta có thể rụng từ 25 – 100 sợi mỗi ngày. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi bị rụng tóc, các bạn tuổi teen có thể mất hơn 100 sợi mỗi ngày.
Tùy theo nguyên nhân mà tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể chỉ xảy ra tạm thời. Hoặc đôi khi kéo dài đến tuổi trưởng thành tóc vẫn tiếp tục rụng nhiều. Nếu hiện tượng này kéo dài hoặc có khuynh hướng ngày càng trầm trọng, cha mẹ nên đưa con em mình tới bệnh viện khám và thảo luận với bác sĩ để tìm ra hướng điều trị phù hợp và an toàn nhất với lứa tuổi dậy thì.
6 nguyên nhân gây rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì
Tuổi teen là lứa tuổi cực kỳ quan tâm đến ngoại hình, chính vì vậy, không có gì kinh khủng hơn khi mỗi ngày các bạn nữ phải chứng kiến mái tóc của mình mỏng dần đi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì như:
Nội tiết tố thay đổi
“Thủ phạm” thường gặp của chứng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì là do hormone Dihydrotestosterone (DHT) tăng lên đột ngột ở cả nam và nữ. Nguyên nhân khiến hormone này tăng lên là do sự mất cân bằng của hormone testosterone. Bởi dưới sự trợ giúp của một loại enzyme nằm trong tuyến dầu của tóc, testosterone sẽ chuyển thành DHT. Sau đó, DHT sẽ thu nhỏ các nang tóc, khiến tóc rụng.
Tác dụng của thuốc gây rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì
Các loại thuốc làm thay đổi hormone cũng có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì. Điển hình là thuốc tránh thai thường được các bác sĩ kê toa cho bạn gái sử dụng nhằm ngăn ngừa hội chứng buồn trứng đa nang hoặc kiểm soát mụn trứng cá. Ngoài ra, tóc rụng cũng có thể là do tác dụng phụ của các loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc chen beta và thậm chí cả vitamin A liều cao.
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Hầu như rất ít người trong chúng ta biết được rằng dinh dưỡng có vai trò có quan trọng đối với sức khỏe của làn da và mái tóc. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược bởi rất nhiều trường hợp rụng tóc quá nhiều ở tuổi dậy thì là do thiếu dinh dưỡng. Cụ thể, nếu chế độ ăn thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết như:
- Sắt
- Protein và axit amin
- Vitamin B3
- Vitamin B7
- Kẽm
Ảnh hưởng của việc tạo kiểu tóc
Xu hướng làm đẹp luôn thay đổi từng ngày, để bắt kịp những phong cách thời trang thời thượng, nhiều bạn gái tuổi teen không ngần ngại sử dụng các phương pháp tạo kiểu như sấy, duỗi, nhuộm. Hậu quả là tóc bị khô, xơ, rụng quá nhiều. Không những vậy, việc buộc tóc quá chặt, buộc lên quá cao hoặc cuốn quá nhiều vòng để cố định cũng có thể khiến các sợi tóc bị căng lên, gây tổn thương chân tóc và khiến tóc rụng nhiều.
Tác hại của rụng tóc đối với tuổi dậy thì
Như bạn cũng thấy, hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì không đơn thuần chỉ là một biểu hiện sinh lý ngoài da mà nó còn cho thấy nhiều bất ổn bên trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài cũng sẽ gây nhiều tác động tiêu cực đến lứa tuổi mới lớn như:
- Ảnh hưởng đến tâm lý:
Rụng tóc nhiều sẽ khiến các bạn khó tránh khỏi cảm giác lo lắng. Từ đó dẫn đến không thể tập trung trong học hành, thi cử. Một số bạn thì trở nên mất tự tin với mái tóc thưa thớt nên sống khép kín, thu mình lại và ngại giao tiếp với người xung quanh.
- Hói đầu:
Trẻ bị rụng tóc nhiều và kéo dài trong suốt giai đoạn dậy thì có thể bị hói đầu. Nhẹ thì chỉ bị một vài mảng nhỏ trên đầu nhưng cũng có những trường hợp bị rụng tóc trên diện rộng hoặc rụng tóc toàn bộ. Đây là một biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình, tâm sinh lý của lứa tuổi mới lớn.
Phương pháp chẩn đoán rụng tóc ở tuổi dậy thì
Để chẩn đoán bệnh rụng tóc tuổi dậy thì được thực hiện thông qua những kỹ thuật sau:
- Khám và kiểm tra lịch sử bệnh tật
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra công thức máu có thể giúp bác sĩ chuẩn đoán được nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì. Bao gồm các vấn đề như thiếu chất dinh dưỡng, rối loạn nội tiết hay các bệnh lý ở tuyến giáp.
- Làm sinh thiết da đầu: Một mẩu da đầu nhỏ được lấy ở khu vực rụng tóc sẽ được đem vào phòng thí nghiệm làm sinh thiết để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay các dấu hiệu tăng sinh tế bào bất thường ở các bạn tuổi dậy thì có tiền sử gia đình bị vẩy nến, á sừng da đầu.
Trị rụng tóc tuổi dậy thì tại nhà bằng phương pháp tự nhiên
Chữa rụng tóc tuổi dậy thì với mặt nạ ủ tóc tự chế
Đắp mặt nạ thiên nhiên có thể giúp ngăn chặn tình trạng rụng tóc cho tuổi dậy thì bằng cách bổ sung các vitamin và khoáng chất nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ bên ngoài. Đồng thời chúng cũng giúp mái tóc có sức tự bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại khác.
Chuẩn bị 200ml bia và 20ml giấm táo. Trộn cả hai để được một hỗn hợp hòa quyện. Làm ẩm tóc rồi thoa toàn bộ lên tóc và da đầu. Kết hợp massage rồi ủ tóc trong 10 phút. Cuối cùng bạn tiến hành gội đầu lại với dầu gội như bình thường.
Mẹo trị rụng tóc tuổi dậy thì bằng bồ kết
Cách sử dụng:
- Bồ kết kẹp vào vỉ nướng chín sao cho chuyển sang màu vàng và dậy mùi thơm. Bẻ nhỏ, cho vào hũ dùng dần
- Khi sử dụng lấy 1 nắm bồ kết nướng đem nấu với 1 lít nước. Đun sôi kỹ để hoạt chất saponin được giải phóng ra nước khiến cho nước chuyển sang màu vàng nâu cánh gián.
- Dùng nước bồ kết gội đầu thay thế cho dầu gội mỗi tuần 3 lần
Ngoài cách gội đầu bằng nước bồ kết nguyên chất, bạn có thể thêm vào nước gội một ít xả, vỏ cam hay vỏ bưởi để tăng công dụng điều trị.
Bí quyết trị rụng tóc cho tuổi dậy thì bằng tinh dầu bưởi
Bạn có thể lấy tinh dầu bưởi thoa trực tiếp lên tóc mỗi ngày 2 lần. Cách khác cũng đơn giản không kém là dùng thay thế cho dầu xả theo hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị 5 – 7 giọt tinh dầu bưởi nguyên chất và 30 ml nước ấm
- Pha cả hai thứ lại với nhau cho tinh dầu hòa quyện vào nước
- Sau khi gội đầu xong, bạn lấy hỗn hợp trên thoa lên tóc và massage nhẹ nhàng vài phút để tinh dầu thấm đều vào tóc.
- Cuối cùng, xả đầu lại với nước ấm cho sạch, để tóc khô tự nhiên
Khắc phục bệnh rụng tóc tuổi dậy thì bằng chế độ ăn uống hợp lý
Để cải thiện tình trạng rụng tóc, trong bữa ăn của tuổi dậy thì nên có các thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
- Các thức ăn giàu đạm
- Thực phẩm giàu vitamin E
- Các thức ăn giàu chất sắt
- Uống nhiều nước
Trên đây là những cách trị rụng tóc tuổi dậy thì cho các bạn tham khảo và áp dụng thử. Đừng quên theo dõi Đức Mark để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.